Cuốn 1Q84 kể về quá trình một tổ chức cánh tả biến đổi thành một giáo phái của những kẻ điên rồ và những tên sát nhân, ám chỉ giáo phái Aum – giáo phái đã gây nên vụ đầu độc kinh hoàng trong hệ thống xe điện ngầm ở Tokyo năm 1995 khiến 12 người thiệt mạng và hàng trăm người chịu những di chứng nặng nề về thể chất và tinh thần.

1Q84
1Q84

Khi giải thích ý đồ cuốn tiểu thuyết, Haruki Murakami cho biết ông muốn cảnh báo mọi người về nguy cơ của chủ nghĩa chính thống và khuynh hướng xuất hiện các giáo phái trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu của thế giới hiện đại.

Cho tới nay, chỉ trong vòng nửa năm, số lượng bản in 1Q84 đã lên tới con số kỷ lục là 3,23 triệu bản. Ngay sau khi ra mắt bạn đọc hồi cuối tháng 5 năm nay, cuốn 1Q84 đã ngay lập tức được người dân Nhật tranh nhau tìm mua và mau chóng biến mất khỏi các quầy sách, bởi vậy đã phải liên tục tái bản nhiều lần.

Kỷ lục của cuốn tiểu thuyết 1Q84 còn có ý nghĩa hơn nữa bởi vì đây là tác phẩm văn học đầu tiên kể từ năm 1990 giành được danh hiệu “cuốn sách bán chạy nhất trong năm” ở Nhật.

Trước đó, danh hiệu này thường chỉ thuộc về các loại sách tra cứu mang tính giải trí, các cuốn hồi ký chính trị hoặc tư liệu. Ngay cả năm nay cũng vậy, tuy được thừa nhận là bestseller nhưng 1Q84 vẫn thua kém chút ít cuốn sách tra cứu những từ tượng hình khó đọc.

Theo lời nhà văn Haruki Murakami, cuốn 1Q84 có thể coi là câu trả lời độc đáo đối với cuốn 1984, cuốn tiểu thuyết được coi là kinh điển của văn hào Anh George Orwell. (Cũng nên biết thêm trong tiếng Nhật, chữ Q phát âm gần giống cách phát âm số 9 trong tiếng Anh).

Haruki Murakami năm nay đã 60 tuổi. Ông là nhà văn Nhật được biết đến nhiều nhất ở nước ngoài. Tất cả các cuốn tiểu thuyết của ông đều bán rất chạy, chẳng hạn như các cuốn Biên niên ký chim vặn dây cót, Rừng Na Uy, Kafka bên bờ biển.

Ông cũng được coi là một trong những ứng cử viên nặng ký cho giải Nobel văn học trong tương lai mặc dù ông đã có lần tuyên bố không coi trọng các giải thưởng văn học. Theo lời ông, phần thưởng lớn nhất đối với nhà văn là được độc giả yêu mến.

Tóm tắt nội dung 1Q84

Bối cảnh trong 1Q84 đặt ở Tokyo, Nhật Bản trải dài từ tháng 4 đến tháng 12 năm 1984 hư cấu. Tiểu thuyết được phân chia làm 2 tuyến truyện chính thông qua điểm nhìn của Aomame và Tengo, tương tự cấu trúc trong Kafka bê bờ biển. Tập 3 còn có thêm một tuyến truyện phụ nữa nhìn từ nhân vật Ushikawa.

1Q84
1Q84

Một ngày bình thường 20 năm trước, khi lớp học không còn ai khác sau giờ học, Aomame và Tengo đã lặng lẽ cầm tay nhau. Dù không trao đổi một lời nào, từ trong thâm tâm cả hai người đã nhen nhóm lên tình cảm không thể xoá nhoà. Thế nhưng theo dòng đời đẩy đưa, hai người không còn liên hệ gì với nhau.

Trở lại năm 1984, Aomame lúc này đã là một huấn luyện viên có tiếng tại một phòng tập thể dục. Mặt khác, cô còn một công việc ngầm nữa là trừng phạt những gã đàn ông sử dụng bạo lực trong gia đình dưới sự chỉ đạo của Bà chủ, người cũng sở hữu một mái nhà dành cho các phụ nữ bị bạo hành. Tháng 4, sau khi giải quyết một gã đàn ông về, cô nhận thấy thế giới xung quanh có nhiều điểm khác lạ với thế giới mà cô – một người thường xuyên cập nhật tình hình – biết đến như chuyện khẩu súng, mặt trăng,… Aomame đặt tên thế giới này là “1Q84” và ngờ rằng sự thay đổi này là từ lúc cô đi bằng cầu thang thoát hiểm ở Shibuya.

Tengo, giáo viên một trường dự bị và đồng thời đang có mục tiêu làm tiểu thuyết gia, từ mối quan hệ với biên tập Komatsu đã dính vào việc làm một cây bút giấu mặt, viết lại phác thảo “Nhộng không khí” của cây bút trẻ Fuka-Eri để nó đạt giải Tác giả mới và thành cuốn sách bán chạy. Sau đó, Tengo để ý thế giới mình đang sống từ lúc nào đã có hai vầng trăng lớn bé trên bầu trời và đang thay đổi dần dần giống như thế giới hư cấu trong “Nhộng không khí”…

Từ khi bước vào thế giới mới này, dần dần các mắt xích trong mối quan hệ của Aomame và Tengo dẫn họ đến một điểm chung, đó là tổ chức tôn giáo Sakigake và giống Người Tí Hon bí ẩn.

Cảm nhận sau khi đọc 1Q84

Nội dung cuốn sách chứa đầy đủ các thể loại từ tình yêu, huyền bí, đến trinh thám.

Bên trong quyển sách, có một câu chuyện tình. Đó là chuyện tình từ khi còn rất nhỏ giữa Aomame và Tengo. Một khoảnh khắc nắm tay để rồi mãi hàng chục năm sau, cả hai vẫn mang trong lòng nỗi mong mỏi được gặp lại, được bộc bạch nỗi lòng với người kia.

Có một câu chuyện huyền bí về giáo phái Sakikage, về Người Tí Hon dệt nên Nhộng Không Khí, về thế giới có hai mặt trăng cùng tồn tại, nơi khiến người ta nghi ngờ về logic trong chính đầu óc của mình – đến mức Aomame không còn tin rằng mình đang sống ở năm 1984, rằng cô đang tồn tại ở một không gian gọi là năm 1Q84 (Q nghĩa là Question).

Rồi lại có những tội lỗi đan xen. Một Bà chủ muốn đưa những gã đàn ông đốn mạt sang thế giới khác trong yên lặng, và Aomame là cánh tay đắc lực của bà với ngón nghề điêu luyện. Một Lãnh tụ tà giáo cưỡng bức trẻ em mà không ai hay biết.

Cúng như cuốn Rừng Na Uy, mình đọc thì cũng khá khó hiểu, đọc 2 lần rồi mà vẫn thấy mung lung như một trò đùa 😀