Sống là gì anh kiếm tìm trong cái chết

Giờ nhận ra khi hơi thở hoá thinh không

Tên mới không hay, tên cũ không còn

Cho tới khi thời gian ngừng xác thể,

Độc giả! Dành thời gian, khi còn có thể

Bước chân nhẹ về cùng với cõi vô ưu.

__Baron Brooke Fulke Greville, “Caelica 83”___

Khi hơi thở hóa thinh không
Khi hơi thở hóa thinh không

Nội dung khi hơi thở hóa thinh không

Khi hơi thở hóa thinh không là cuốn hồi kí được viết bởi Paul Kalanithi – một bác sĩ phẫu thuật não và cũng là một bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối. Paul viết cuốn sách này trong những tháng cuối cùng của cuộc đời anh – khi mà anh đang đối mặt trực tiếp với cái chết.

Anh là một bác sĩ tài năng – một bác sĩ phẫu thuật thần kinh chính tại Stanford sau khi hoàn thành khóa đào tạo lĩnh vực lâm sàng khắt khe nhất. Anh cũng là một nhà khoa học xuất chúng. Đề tài nghiên cứu tiến sĩ về Liệu pháp Gene đã giúp anh giành được giải thưởng nghiên cứu cao nhất trong sự nghiệp.

Nhưng còn hơn thế, anh cũng là một nhà văn. Trước khi vào trường y khoa, anh đã có hai tấm văn bằng văn học Anh từ trường Đại học Stanford và đã suy nghĩ nghiêm túc việc theo đuổi nghiệp viết lách.

Ở tuổi 36, đang trên đỉnh cao sự nghiệp, Paul Kalanithi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Từ một bác sĩ điều trị cho những người sắp chết, nay anh trở thành một bệnh nhân đang phải vật lộn để mà sống. Dù biết rằng cái chết cũng sẽ đến với mình, nhưng không ngờ nó đến quá sớm khi sự nghiệp tương lai đang rộng mở và một gia đình rất hạnh phúc.

Kalanithi viết cuốn sách này khi biết mình bị ung thư phổi. Cuốn hồi ký này ghi chép lại cuộc đời của anh từ thời trẻ với những sự kiện trong cuộc đời đã đưa anh tới quyết định trở thành bác sĩ phẫu thuật não – một ngành chuyên môn khó và danh giá nhất trong y khoa; cho tới những ngày anh từ một bác sĩ trở thành một bệnh nhân – những ngày anh đi tìm định nghĩa về sự sống và cái chết, và định hình lại ý nghĩa sự tồn tại của anh trên cuộc đời này.

Điều gì làm cho cuộc sống trở nên đáng sống khi đối mặt với cái chết? Bạn sẽ làm gì khi tương lai không còn những mục tiêu để phấn đấu? Có ý nghĩa gì khi có một đứa trẻ, nuôi dưỡng một sinh linh mới chào đời khi mình sắp phải ra đi? Đây là những câu hỏi mà Kalanithi đã vật lộn trong cuốn hồi ký sâu sắc và tinh tế này.

Khi hơi thở hóa thinh không
Khi hơi thở hóa thinh không

Paul Kalanithi qua đời vào tháng 3 năm 2015, trong khi đang viết cuốn sách này, nhưng những lời nói của anh ấy vẫn là lời chỉ dẫn và là món quà cho tất cả chúng ta. “Tôi bắt đầu nhận ra rằng việc đối mặt với cái chết của chính tôi, theo nghĩa nào đó, đã không thay đổi được bất cứ điều gì”, anh viết. “Bảy lời của Samuel Beckett bắt đầu lặp lại trong đầu tôi:” Tôi không thể tiếp tục. Tôi sẽ tiếp tục. ”

“Khi hơi thở hóa thinh không” là một sự một sự ám ảnh khó mà quên được. Tác phẩm đưa ta đi đến ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Khi đối diện với cái chết, bạn biết điều gì là ý nghĩa với cuộc sống và bạn cần làm gì với cuộc sống của bạn.

Câu chuyện hết sức cảm động này đã giành được sự quan tâm của một lượng lớn độc giả không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới. Cuốn sách nhiều tháng liền đứng đầu bảng trong danh sách Basic Medical Sciences và suốt nhiều tuần qua nằm trong list #1 New York Times Bestseller . Đây cũng là một trong những cuốn sách có lượng người xem và đánh giá nhiều nhất trên Amazon, chỉ sau chưa đầy một năm xuất bản. Điều đó cho thấy sự quan tâm rất lớn của người đọc đối với vấn đề ung thư, về cách con người đối diện và vượt qua chính bản thân khi đối diện với cái chết.

Cảm nhận khi đọc khi hơi thở hóa thinh không

Tôi đọc cuốn tự truyện này vào một ngày chớm đông, sắc trời ảm đạm càng làm cho tâm trạng mang mác buồn và xót xa. Cuốn tự truyện chỉ hơn trăm trang vẫn còn đang dang dở, tác giả không thể hoàn thành cuốn tự truyện của mình khi mà sức khỏe của ông không cho phép. Căn bệnh ung thư phổi quái ác ngày càng tiến triển xấu đi, căn bệnh ung thư màng não xuất hiện như một tiếng sét ngang trời đánh gục hoàn toàn ông.

Mở đầu cuốn tự truyện tác giả nói về hoàn cảnh trớ trêu của mình, về sự đối lập, hai mặt của một vấn đề, vấn đề muôn thủa : “Cái chết”. Cuộc đời tác giả nhìn nhận cái chết qua 2 lăng kính. Một là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thần kinh tài năng, thành công rất nhiều ca phẫu thuật, đem lại niềm vui cho bệnh nhân cùng người nhà của họ. Như tác giả tâm niệm “Hãy ôm bệnh nhân và người nhà bệnh nhân và lòng”. Một lăng kính khác khi ông trở thành bệnh nhân của chính bệnh viện mình làm việc, nằm trên chiếc giường mà bệnh nhân của ông đã từng nằm. Gác lại mọi lí tưởng của cuộc sống. Trong phần này tác giả có nêu một hình ảnh đối lập, bên cạnh một hồ nước có phong cảnh đẹp, xung quanh là lũ trẻ con đang vui đùa, ông ngồi đấy và đọc một cuốn sách về cái chết.

Phần sau là hồi kí về cuộc đời ông từ khi còn nhỏ, đến khi ông tìm được lý tưởng sống của mình trong công việc bác sĩ phẫu thuật thần kinh, một nhà khoa học để nghiên cứu triết sinh học. Những câu chuyện xảy ra trong cuộc đời ông, khi ông thực tập tại viện sản, chứng kiến những mảnh đời, những gia đình nhỏ hạnh phúc hoặc đau khổ khi những sinh linh bé bỏng chào đời hoặc không có cơ hội.

Ngày ông tốt nghiệp bác sĩ nội trú đến gần, cũng là lúc ông phát hiện ra mình mắc căn bệnh ung thư phổi, từ những dấu hiệu nhỏ, mà người làm bác sĩ như ông rất nhạy cảm. Những năm tháng chiến đấu với bệnh tật cùng với sự cố gắng thực hiện lý tưởng của đời mình là một câu chuyện vô cùng xúc động.

Niềm vui cuối cuộc đời ông khi đón chào một bé gái, thiên thần nhỏ mà ông yêu mến trong những ngày cuối cùng. Gia đình bạn bè luôn ở bên ông, vợ con ông luôn ở bên trong những giờ phút quan trọng nhất, tình cảm gia đình giúp ông sẵn sàng đối mặt với cái chết. Ông biết ngày đó đến, từ chối dùng ống thở, chỉ sử dụng móc phin để giảm cơn đau. Ngày ông ra đi mọi người đều thương tiếc.

Nửa cuối cuốn hồi ký là do vợ ông, Lucy hoàn thành theo tâm nguyện của chồng mình. Với góc nhìn của một người vợ, yêu thương gia đình nhỏ bé của mình.

Đọc tự truyện của ông, trong lòng cảm thấy yêu gia đình mình, những người thân của mình hơn bao giờ hết. Cuốn tự truyện còn giúp chúng ta có thêm động lực sống, yêu thương cuộc sống của bản thân mình.

Một cuốn sách hay, để lại nhiều cảm xúc, tuy nhiên thỉnh thoảng phải dừng lại để tra những từ chuyên môn trong y học. Điểm trừ thứ 2 là giọng kể của tác giả hơi cứng một chút, nhưng ở phần sau, phần vợ của tác giả viết thì mềm mại hơn.

Tóm lại là hay đọc ngay và cảm nhận cuốn tự truyện này. Cuốn này cũng không dài, mình đọc chỉ trong ngày là xong. Nhưng đọc xong rồi cảm xúc vẫn còn lưu lại cả tuần sau đó.

Chúng ta không có cơ hội làm quá nhiều điều, và mỗi thứ chúng ta làm đều phải thật sự tuyệt vời. Bởi vì đây là cuộc đời của chúng ta. Cuộc đời ngắn ngủi lắm, và rồi bạn chết, bạn biết chứ? Và chúng ta đều được lựa chọn để làm điều này với cuộc đời mình. Vì vậy điều ta làm nên thật tốt. Nên đáng giá.

Steve Jobs